Bê Tông Chịu Nhiệt “Tiêu Chuẩn – Kích Thước – Giá Thành”

Trên thị trường nội thất hiện nay đã và đang có rất nhiều đơn vị chuyên cung cấp các dòng bê tông chịu nhiệt, vậy bê tông chịu nhiệt là gì? đặc điểm của bê tông chịu nhiệt như thế nào và ứng dụng của chúng ra sao?

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu kĩ hơn về bê tông chịu nhiệt thì hãy dành một ít thời gian để theo dõi bài viết ngày hôm nay nhé!

Bê tông chịu nhiệt là gì?

Bê tông chịu nhiệt là dòng sản phẩm bê tông có khả năng chịu đựng nhiệt độ lên đến 1500 độ C. Bê tông chịu nhiệt được làm từ xi măng sạch với nồng độ AI203 cao hơn so với mức bình thường. Bên cạnh đó bê tông chịu nhiệt còn cần phải kèm theo một số chất phụ gia khác để có thể tăng thêm độ bề cho bê tông.

Bê tông chịu nhiệt được chế tạo từ chất kết dính cùng với cốt liệu chịu nhiệt để có thể chịu tác động cao nhiệt độ trong khoảng thời gian đã định.

Bê Tông Chịu Nhiệt "Tiêu Chuẩn - Kích Thước - Giá Thành"

Bê tông chịu nhiệt có tính năng gì?

Bê tông chịu nhiệt được xác định bởi giới hạn cường độ chịu nén các mẫu lập phương 10 x 10 x 10 cm, sau đó nhân với hệ số 0.85. Các mẫu nén sau khi cứng rắng khoảng thời gian 7 ngày cùng với bê tông dùng xi măng pooclăng, 3 ngày- đối với bê tông xi măng alumin, thủy tinh lỏng.

Các mẫu bê tông chịu nhiệt được bảo dưỡng trong điều kiện ẩm, các mẫu dùng thủy tinh lỏng – điều kiện không khí nhiệt độ 18 ± 30C.

Trước khi nén mẫu sấy khô ở nhiệt độ 100 ÷ 1100C trong 32 giờ, sau đó làm nguội.

Bê Tông Chịu Nhiệt "Tiêu Chuẩn - Kích Thước - Giá Thành"

Bê tông chịu lửa có giới hạn lên đến 6000C và được thí nghiệm sau khi đốt nóng đến 8000C.

Nhiệt độ phục vụ giới hạn 7000C các mẫu đốt nóng đến đúng nhiệt độ đó. Tốc độ đốt 150÷ 2000C/giờ, thời gian giữ mẫu nhiệt độ 8000C- 4 giờ.

Cuối cùng mẫu bê tông sẽ được làm nguội trong lò cho đến nhiệt độ trong lòng. Sau khi làm nguội sẽ được bảo quản trong 7 ngày trên thùng có nước và đem đi nén.

Bê Tông Chịu Nhiệt "Tiêu Chuẩn - Kích Thước - Giá Thành"

Thành phần chính của bê tông chịu nhiệt

Bê tông chịu nhiệt có tính năng cao hơn so với bê ông thông thường. Bên cạnh khả năng chịu được tác động bên ngoài và cường độ làm việc cao thì hãy cùng tìm hiểu về thành phần của bê tông nhé!

Bê Tông Chịu Nhiệt "Tiêu Chuẩn - Kích Thước - Giá Thành"

– Xi măng cao

Xi măng cao được làm sạch với tốc độ cao, hàm lượng lớn Al2O3, giảm lượng CaO còn 17-19% thấp hơn nhiều so với xi măng thường có tới 27-30%.

– Thành phần AI203

Thành phần này có khả năng làm tăng kết dính và giảm hàm lượng nước trộn và bê tông, tăng độ bền, chịu nhiệt lực và tăng cường độ bền.

Bê Tông Chịu Nhiệt "Tiêu Chuẩn - Kích Thước - Giá Thành"

– Các chất phụ gia phân tán khác

Chúng sẽ giúp giảm lượng nước khi trộn bê tông tạo tính nhiệt nhiệt cao và chịu hóa tốt hơn.

Bê tông chịu nhiệt tinh khiết cao Al2O3 thiêu kết , ô xít nhôm điện chảy hay ô xít nhôm giàu spinel, ô xít nhôm chịu nhiệt.

Xem thêm: “BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM” – Một Số Lưu Ý Khi Trộn Bê Tông

Bê Tông Chịu Nhiệt "Tiêu Chuẩn - Kích Thước - Giá Thành"

Đặc điểm của bê tông chịu nhiệt

Bên cạnh khả năng chống ăn mòn cao thì bê tông chịu nhiệt còn có khả năng ngăn chặn các chất ở nhiệt độ rất cao, giúp phản ứng giữa các chất có thể diễn ra một cách hoàn toàn mà không bao giờ gây nên hiện tượng hao hụt nguyên liệu.

Bởi vậy nên chúng ta có thể hạn chế phát sinh chi phí, nâng cao hiệu suất và giảm thiểu chi phí mỗi lần sử dụng. Không chỉ dừng lại ở đó, nhờ có khả năng chịu nhiệt cao nên dòng sản phẩm này còn giúp chúng ta giảm thiểu nhiều rủi ro và thất thoát do hỏa hoạn.

Bê Tông Chịu Nhiệt "Tiêu Chuẩn - Kích Thước - Giá Thành"

Ưu nhược điểm của bê tông chịu nhiệt

So với những dòng bê tông thông thường, bê tông chịu nhiệt có những ưu nhược điểm gì? Cùng theo dõi nhé!

1. Ưu điểm của bê tông chịu nhiệt

– Chịu được lửa, nhiệt cao hơn gấp nhiều lần so với các dòng bê tông thông thường.

– Có khả năng chịu ăn mòn cao cùng với độ bền tương đương với các dòng kim loại sắt.

– Bởi yêu cầu cao về thành phần bởi vậy nên chúng có tính chất tương đối đồng nhất.

– Bê tông chịu lửa thi công được ở những khe hẹp, hình dạng phức tạp yêu cầu tính chịu lửa, chịu nhiệt mà các dòng bê tông thông thường không thể làm được.

Bê Tông Chịu Nhiệt "Tiêu Chuẩn - Kích Thước - Giá Thành"

2. Nhược điểm của bê tông chịu nhiệt

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì bê tông chịu lửa còn tồn tại một số hạn chế như sau:

– Độ xốp cao hơn loại gạch nung bởi vậy nên không thể nào tiếp xúc được với môi trường lỏng nóng chảy như xỉ lỏng hay thủy tinh nóng chảy…

– Độ bền sốc nhiệt sẽ cao hơn so với những dòng bê tông thông thường vì vậy nên vẫn thấp hơn gạch chịu lửa nung. Bởi vậy nên nó chỉ thích hợp đối với hệ lò làm việc liên tục và ít bị thay đổi nhiệt đột ngột.

Bê Tông Chịu Nhiệt "Tiêu Chuẩn - Kích Thước - Giá Thành"

Ứng dụng của bê tông chịu nhiệt

Bê tông chịu nhiệt ra đời nhằm khắc phục được rất nhiều hạn chế của các dòng sản phẩm bê tông thông thường.

Với những đặc tính nổi trội được kể trên, bê tông chịu lửa được ưu tiên sử dụng trong những công trình đặc thù về công nghiệp, đồng thời có yêu cầu cao về khả năng chịu nhiệt.

Từ đó có thể mang đến những sản phẩm đạt chuẩn để người tiêu dùng có thể sử dụng những sản phẩm chất lượng và có khả năng chống chịu tốt với nhiệt độ cao.

Bê Tông Chịu Nhiệt "Tiêu Chuẩn - Kích Thước - Giá Thành"

Không chỉ dừng lại ở đó, bê tông chịu lửa còn được ứng dụng để có thể sản xuất các chế phẩm khác như ngói chịu nhiệt cao, bê ông khối, gạch chịu nhiệt… cùng với các dòng sản phẩm chịu nhiệt khác.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến bê tông chịu nhiệt mà Nội thất nhà Lee muốn chia sẻ đến quý khách hàng. Hi vọng sẽ là những thông tin hữu ích để có thể giúp quý khách hàng có được nguyên vật liệu tốt nhất cho công trình xây dựng của gia đình mình. Đừng quên cập nhật và theo dõi Nội thất nhà Lee thường xuyên để nắm bắt được xu hướng nội thất hiện đại nhất 2022 nhé!

Tác giả: Lê Tuấn Đạt

Liên hệ với Nội Thất Nhà Lee để được hỗ trợ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *