Quy Trình Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Chuẩn – Hiệu Quả Tối Ưu

Chống thấm nhà vệ sinh là việc làm cần thiết khi thi công một ngôi nhà. Vậy bạn đã tìm được phương án, vật liệu chống thấm phù hợp với căn nhà của mình chưa?

Cùng chúng tôi tìm hiểu về dịch vụ này trong bài viết dưới đây nhé! Bài viết sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết cũng như các phương pháp tốt nhất!

Tìm hiểu dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh

Thấm dột nhà vệ sinh là một trong những hiện tượng phổ biến mà hầu hết các công trình đều xảy ra. Hiện tượng này sẽ mang đến rất nhiều tác hại nghiêm trọng cho gia chủ và các công trình. Vì vậy công tác chống thấm buồng vệ sinh vô cùng quan trọng trước và sau khi hoàn thành xây dựng nhà.

Quy Trình Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Chuẩn - Hiệu Quả Tối Ưu
Chống thấm nền nhà vệ sinh

Nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh

Điều đầu tiên bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng thấm dột nhà vệ sinh, từ đó mới có thể đưa ra phương án thi công tốt nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân thường xảy ra:

– Bị ngấm nước mưa: Bề mặt chống thấm ngoài tường không tốt nên nước mưa thấm ngấm từ bên ngoài rồi tích tụ dần vào bên trong.
– Cống thoát nước bị rò rỉ: Khi thi công không bịt kín miệng cống thoát khiến nước bị rò rỉ ngấm xuống sàn nhà.
– Hệ thống đường ống nước nứt, hỏng: Ống nước sử dụng bị rò rỉ, nứt vỡ. Hoặc ống dẫn trong hộp kỹ thuật bị hỏng khiến nước ngấm vào tường.
– Thi công ẩu gây thấm dột: Các thiết bị vệ sinh sai kỹ thuật làm nước khi xả bị tràn ra miệng ống cũng là một nguyên nhân gây nên việc thấm dột nhà vệ sinh.
– Mặt sàn nhà vệ sinh không đảm bảo: Các mạch tiếp giáp không được lấp kín, độ dốc sàn không đảm bảo khiến nước tích tụ dễ thấm và lâu ngày ngấm dần.

Quy Trình Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Chuẩn - Hiệu Quả Tối Ưu
Nhà vệ sinh bị thấm dột, ẩm mốc, bong tróc

Tác dụng của việc chống thấm nhà vệ sinh

– Bảo vệ các thiết bị nhà vệ sinh:
Khu vực vệ sinh thường chứa những thiết bị điện như bóng đèn, bình nóng lạnh,… sử dụng các biện pháp sơn chống thấm giúp hạn chế được việc hỏng hóc của các thiết bị do ngấm nước và mang lại sự an toàn đối với người sử dụng.

– Tiết kiệm chi phí:
Đây giải pháp lâu dài từ đó tránh được những tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt tường gây bong tróc, thấm dột kéo dài tuổi thọ của ngôi nhà. Hạn chế, tiết kiệm được những chi phí sửa chữa ngôi nhà.

– Tăng tính thẩm mĩ:
Rong rêu và nấm mốc là những yếu tố khiến công trình bị mất tính mỹ quan. Việc chống thấm ngay từ đầu sẽ bảo quản nhà vệ sinh của bạn luôn đẹp và sạch sẽ.

Quy Trình Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Chuẩn - Hiệu Quả Tối Ưu
Mất thẩm mỹ căn nhà

– Tăng tuổi thọ của công trình:
Tiến hành thi công chống thấm ngay từ đầu sẽ giúp chất lượng công trình luôn bên vững về lâu về dài.

Các hạng mục cần đảm bảo để làm tốt công tác chống thấm nhà vệ sinh

1.  Xử lý chân tường bao quanh.

Kiểm tra kỹ lưỡng để biết được tường, chân tường nhà vệ sinh đã có sự xuất hiện của các khe nứt không? Nếu có, cần phải thi công lại để đạt khả năng chống thấm dột tốt nhất.

2. Xử lý chống thấm cho bề mặt sàn.

Nhà vệ sinh hiện nay đều được ốp gạch mặt sàn. Nhưng nếu gạch không được ốp kín hoặc độ dốc của sàn không đảm bảo cho nước thoát nhanh sẽ gây ra tình trạng đọng nước, gây thấm dột.

3. Xử lý khu vực hộp kỹ thuật hoặc cổ ống thoát nước

Nếu hệ thống hộp kĩ thuật và đường ống nước bị rò rỉ, nứt vỡ sẽ khiến nước chui qua các khe nứt này, thấm vào tường, sàn nhà dẫn đến tình trạng thấm dột. Vì vậy đây cũng là hạng mục cần phải làm khi thi công chống thấm.

Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh

Hiện nay trên thị trường có nhiều phương pháp và vật liệu xây dựng chống thấm vô cùng đa dạng với những ưu điểm vượt trội. Nhưng phương pháp dưới đây được chúng tôi chọn lọc kỹ lưỡng, từ đó đem làm sự lựa chọn hoàn hảo nhất, phù hợp với công trình của bạn:

1. Phương pháp chống thấm bằng sơn Epoxy

Phương pháp này có ưu điểm là độ bám dính cao trên mọi bề mặt. Cũng như tạo được tính thẩm mỹ cao, độ bền và độ đàn hồi tốt giúp che lấp các khe nứt nẻ trên mặt phẳng sàn.

Quy Trình Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Chuẩn - Hiệu Quả Tối Ưu
Dùng sơn Epoxy chống thấm

2. Phương pháp dùng keo chống thấm nhà vệ sinh

Việc dùng keo chống thấm giúp việc thi công và sử dụng dễ dàng hơn, trộn nhanh, có khả năng bám dính tốt. Và đặc biệt là an toàn, không độc hại.

Quy Trình Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Chuẩn - Hiệu Quả Tối Ưu
Keo chống thấm

3. Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn KOVA

Đây là một trong những phương án chống thấm tôi ưu với khả năng ngăn chặn thấm dột từ 2 chiều; chống phát sinh nấm mốc nhà vệ sinh. Thời gian ngăn chặn thấm dột lên đến 15 – 20 năm. Và an toàn tuyệt đối với sức khỏe của người sử dụng.

Quy Trình Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Chuẩn - Hiệu Quả Tối Ưu
Chống thấm bằng sơn KOVA

4. Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng sika latex

Sika latex được xem là giải pháp tối ưu, được ưu tiên lên hàng đầu cho công tác chống thấm hiệu quả triệt để.

Quy Trình Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Chuẩn - Hiệu Quả Tối Ưu
Chống thấm bằng sika latex

5. Phương pháp chống thấm bằng sợi thủy tinh

Chống thấm bằng sợi thủy tinh sẽ chống sự hình thành các vết nứt chân chim trên bề mặt tường giúp cho tường luôn mịn màng, trơn bóng. Mang đến tính thẩm mỹ cao.

Quy Trình Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Chuẩn - Hiệu Quả Tối Ưu
Chống thấm bằng sợi thủy tinh

6. Phương pháp chống thấm bằng màng khò nóng

Phương pháp này có khả năng chống thấm nước hoàn hảo bởi các lớp màng rất dày dặn và nước sẽ bị ngăn chặn triệt để. Tuổi thọ của màng khò trên 10 năm.

Quy Trình Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Chuẩn - Hiệu Quả Tối Ưu
Chống thấm bằng màng khò nóng

>>> Tham khảo thêm: Dịch Vụ Chống Thấm Hiệu Quả Triệt Để 100% – Uy Tín – Tận Tâm

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh

Dưới đây là 2 quy trình chống thấm phổ biết nhất, được nhiều khách hàng lựa chọn:

1. Các bước chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công chống thấm
Bước 2: Dùng đèn khò khí gas để làm nóng bề mặt sàn trước khi thi công chống thấm
Bước 3: Quét lớp lót Primer gốc bitum lên sàn.
Bước 4: Sử dụng máy khò nóng đốt bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều dính xuống mặt sàn.
Bước 5: Sử dụng gioăng trương nở để quấn xung quanh tránh nước rò rỉ ra.
Bước 6: Dán lên cao khoảng 15 – 20 cm Tại các chân tường để đảm bảo cho vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường được khít.
Bước 7: Cuối cùng dán màng khò nóng xong thì tiến hành trát lớp xi măng cát lên bề mặt.

2. Các bước chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn Kova

Bước 1: Làm sạch nền và tường để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc sau đó trám lại bằng bột bả.
Bước 2: Trộn phụ gia chống thấm Kova cùng với xi măng thành hỗn hợp dạng sệt.
Bước 3: Tiếp theo dùng rulo để quét hỗn hợp này lên tường và sàn nhà vệ sinh 2 đến 3 lớp (lưu ý: mỗi lớp cách nhau 6 – 8 tiếng).
Bước 4: Đợi sau 7 ngày cho bề mặt phụ gia khô, thì tiến hành lăn phủ sơn kova.
Bước 5: Đợi bề mặt nhà vệ sinh khô rồi tiến hành đưa vào sử dụng.

Báo giá chống thấm nhà vệ sinh/ wc/ toilet

Mời quý khách tham khảo bảng báo giá về dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh mới nhất. Giá thực tế sẽ được tính dựa vào bảng báo giá này cùng với việc kiểm tra các mức độ hư hỏng tại hiện trường.

Quy Trình Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Chuẩn - Hiệu Quả Tối Ưu
Báo giá chống thấm toilet/ nhà vệ sinh

Hy vọng với những thông tin bổ ích về chống thấm nhà vệ sinh trên, bạn sẽ có sự lựa chọn tốt nhất cho căn nhà của mình. Nếu còn băn khoăn nào, hãy gọi ngay Hotline 0985.747.525 nhân viên tư vấn của Nội Thất Nhà Lee sẽ tư vấn miễn phí và phục vụ 24/7!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *