Bê tông bọt – sự ra đời nhằm đáp ứng mọi vấn đề liên quan đến ngành xây dựng trong xã hội hiện đại ngày nay. Sẽ có nhiều người vẫn còn lạ lẫm về loại vật liệu này. Bởi vậy trong bài viết ngày hôm nay, Nội Thất nhà Lee sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những cái nhìn tổng quan nhất liên quan đến bê tông bọt.
Bê tông bọt là gì?
Bê tông bọt và dòng bê tông nhẹ, có chứa các lỗ rỗng khí được phân bố rất đồng đều. Thành phần chủ yếu để có thể làm nên bê tông bọt đó chính là xi măng, sợi tổng hợp, tro nhiệt điện và một số chất phụ gia khác.
Bê tông bọt có cấu tạo tới hàng triệu bọt khí li ti tạo nên một hệ thống dạng tổ ong với kích thước cực kì nhỏ. Cấu tạo đặc biệt này giúp cho bê tông bọt có khả năng thấm nước cực kì tốt đồng thời giúp cho công trình thi công có khả năng cách nhiệt, cách âm và chống cháy một cách hiệu quả.
Ứng dụng của bê tông bọt
Hiện nay rất nhiều công trình đã sử dụng bê tông bọt nhờ những ưu điểm bật của nó. Vậy nên bê tông bọt cũng đã và đang được áp dụng rất nhiều trong đời sống.
– Bê tông thường được sử dụng khi thi công các toà nhà cao tầng, toà nhà chung cư hoặc những gia đình có thu nhập thấp những vẫn đảm bảo được độ bề và độ an toàn tuyệt đối của mình. Bê tông thi công khá nhanh và dễ dàng.
– Bê tông có khả năng cách nhiệt rất tốt vì vậy nên thường được sử dụng nhièu để đổ mái trần, thời gian thi công nhanh chóng, chi phí lại phải chăng.
– Bê tông thường được dùng để xây nhà hoặc tường vây cho những ngôi nhà cao tầng. Bởi khi xây tường bằng bê tông thì chúng ta sẽ rất thuận tiện trong quá trình lắp đặt những hệ thống điện, nước, giúp giảm thiểu quá trình thi công và chi phí lắp đặt trong xây dựng.
– Bê tông không bị hao mòn hay lún nên cũng không cần phải đầm chặt để có thể lấp hết các lỗ trống. Bê tông có khả năng chống cháy, cách âm rất rốt nên có thể áp dụng tại nhiều điều kiện thời tiết và khí hậu khác nhau.
Ưu điểm nổi bật của bê tông bọt
Không phải ngẫu nhiên bê tông bọt lại được nhiều người dùng lựa chọn đến như vậy, cùng tìm hiểu về những ưu điểm nổi bật của dòng bê tông này nhé!
1. Trọng lượng nhẹ
Bê tông có trọng lượng rất thấp, chúng chỉ dao động từ 250kg/m3 – 1200kg/m3, còn gạch đỏ truyền thống thì sẽ có trọng lượng lên đến 1800kg/m3 đến 2400kg/m3. Đây cũng chính là ưu điểm nổi bật nhất của dòng bê tông này.
2. Khả năng chịu nén, chịu kéo cao
Khả năng chịu nén tương ứng: 10kg/cm2 tuỳ thuộc vào lượng trọng lượng.
3. Khả năng cách nhiệt và chống cháy tốt
Bê tông có khả năng cách nhiệt và chồng cháy rất hiệu quả. Bởi vậy nên dòng sản phẩm này thường được áp dụng trong những công trình xây dựng cao tầng.
4. Khả năng cách âm tốt
Khả năng cách âm được xem là giải pháp tuyệt vời trong tất cả những công trình xây dựng, đặc biệt như karoke, quán beer, khách sạn hay trường học…
5. Độ bền cao
Thành phần chính của bê tông bọt là cát, xi măng, nước, chất tạo bọt…. tất cả những vật liệu này sẽ được hoà trộn với nhau trong máy trộn, khi phản hồi các liên kết thì chúng sẽ thu hút nhau. Thời gian càng lâu thì độ bền càng tốt.
6. Giá thành phải chăng
Theo như kinh nghiệm thi công lâu năm thì việc sử dụng bê tông bọt sẽ giúp tiết kiệm đến 20% chi phí.
7. An toàn khi sử dụng
Thành phần chủ yếu của bê tông bọt là xi măng, cát… nên tận dụng hết tất cả các phế thải của nhà máy nhiệt điện. Trải qua nhiệt năng cao trước khi sản xuất và sử dụng nên bê tông luôn đảm bảo an toàn về sử khoẻ cho người dùng.
8. Dễ dàng thi công
Dòng bê tông này được thi công rất dễ dàng theo quy định và yêu cầu về kích thước. Đặc biệt chúng có thể cắt bằng các công cụ thông thường như khung hoặc khoan.
Xem thêm: Bê Tông Xốp – Chất Lượng “Dẫn Đầu” Thị Trường Nội Thất Hiện Đại
Quy trình thi công bê tông bọt
1. Trộn đều hỗn hợp
– Định lượng đủ gồm nước trộn, xi măng cùng cát theo tỉ lệ.
– Cho nước trộn vào trong máy trộn.
– Bật máy trộn.
– Cho xi măng từ từ vào máy trộn. Trộn đều hỗn hợp nước và xi măng để tạo thành hồ xi măng.
– Thêm dần cát vàng vào hỗn hợp hồ xi măng và tiến hành trộn đều.
2. Chế tạo bọt kỹ thuật
Bắt đầu chuẩn bị dung dịch chất tạo bọt bằng cách khuấy nước với chất tạo bọt theo đúng tỷ lệ.
Rót dung dịch tạo bọt vào trong mãy tạo bọt qua phễu số 4. Lúc này một đầu của máy tạo bọt sẽ được kết nối với máy nén khí. Tiến hành mở ván khí nén để bọt kỹ thuật bên trong phun ra.
Điều chính van đầu ra để bọt phun ra được liên tục và đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
3. Trộn hỗn hợp bê tông bọt
Quá trình bọt kỹ thuật được phun vào bên trong hỗn hợp vữa xi măng – cát thì máy trộn sẽ có trách nhiệm trộn đều vữa xi măng cùng với bọt để có thể tạo nên hỗn hợp bê tông bọt.
Bắt đầu tiến hành kiểm tra khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông bọt bằng phương án cân hỗn hợp bê tông được đong vào trong ca thể tích 1 lít.
4. Thi công bê tông bọt
Quá trình thi công bê tông bọt tiến hành như sau:
– Xác định rõ các cốt giới hạn cho lớp bê tông
– Ghép cốt pha và đảm bảo thật kín khít
– Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công
– Đổ trực tiếp hỗn hợp bê tông đã trộn đều lên nền thi công
– Sử dụng thước dài để có thể cán phẳng lớp bê tông
– Dùng bàn xoa đã được làm ướt để hoàn thiện bề mặt bê tông mới được thi công.
5. Bảo dưỡng bê tông
Sau khi hoàn thành tất cả các bước thi công, lớp bê tông bọt cần được cấp ẩm liên tục 7 ngày sau đó. Tuyệt đối không được đi lại trên lớp bề mặt bê tông bọt mới thi công trong vào 3 ngày bắt đầu kể từ ngày thi công.
Các yêu cầu và tiêu chuẩn của bê tông bọt
Dưới đây là một số tiêu chuẩn và yêu cầu để có thể tạo nên bê tông bọt đảm bảo tiêu chuẩn nhất.
1. Tiêu chuẩn về chất tạo bọt cho bê tông bọt
Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn đầu tiên được áp dụng cho các vật liệu bê tông bọt hoặc bê tông khí đóng rắn, dù cho ở dáng khổi hay dạng tâm nhỏ không có các thanh chốt gia cường.
Bê tông bọt và bê tông khí không chưng áp đóng rắn trong điều kiện không chưng áp, được chế tạo từ hỗ hợp xi măng poóc lăng, nước, chất tạo bọt hoặc tạo khí. Bên cạnh đó chũng còn có thể được cho thêm một chút ít cốt liệu mịn, phụ gia kháng hoạt tình và một số loại phụ gia hoá học khác.
2. Tiêu chuẩn xác định khối lượng thể thích khô
Để có thế tính toán khối lượng thể tích khô của mẻ trộn thử, chúng ta có thể xác định bằng cách giả định để thuỷ hoá bằng với 20% khối lượng xi măng.
3. Tiêu chuẩn xác định tổn thất bọt khí khi bơm
Tổn thất của bọt khí bơm đó chính là lượng khí bị mất đi sau khi bơm bao gồm cả khi bị cuốn vào trong quá trình trộn.
Để có thể xác định được hàm lượng trước và sau khi bơm của hỗn hợp bê tông bọt ta dựa trên thể tích thực tế và khối lượng thể tích theo lý thuyết (Dn), tính theo thể tích tuyệt đối và lấy chính xác đến 1 %.
4. Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật của bê tông bọt
Chất tạo bọt được sử dụng để tạo bọt khí trong chế tạo bê tông bọt được đánh giá dựa trên các thông số và tiêu chuẩn của hỗ hợp của bê tông và bê tông khí.
Bài viết trên đây là tổng hợp một số khái niệm và tiêu chuẩn liên quan đến bê tông bọt mà Nội thất nhà Lee muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Hi vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất để có thể từ đó tự tin ứng dụng bê tông một cách hiệu quả nhất vào công trình xây dựng sắp tới của mình.
Tác giả: Lê Tuấn Đạt
Liên hệ với Nội Thất Nhà Lee để được hỗ trợ:
- Website: https://noithatnhalee.com/
- Address: 10 Quang Trung, Phường 14, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Hotline: 0985.747.525
- Email: noithatnhalee@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/noithatnhalee
Là kiến trúc sư với hơn 8 năm kinh nghiệm trong thiết kế nội thất, thi công nội thất nhà phố, biệt thự, căn hộ,… Một kiến trúc sư với nền tảng kiến trúc chắc chắn; gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua các công trình. Theo dõi thông tin của tôi trên mạng xã hội