Đắp phù điêu là gì? Các công trình đắp phù điêu có ý nghĩa ra sao? Đối với những người yêu thích các tác phẩm điêu khắc chắc hẳn rất muốn tìm hiểu về phù điêu đúng không nào? Vậy nên trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về đắp phù điêu để các bạn yêu thích văn hóa phù điêu có thể hiểu rõ hơn. Cùng theo dõi nhé!
Học nghề đắp phù điêu
Phù điêu là hình thức sáng tác và cho ra đời các tác phẩm nghệ thuật thủ công. Bằng kỹ thuật đắp nổi hoặc khoét lõm xuống so với mặt phẳng nền. Mặt phẳng ở đây đóng vai trò là nền tảng cơ bản và là phông nền của hình khối phù điêu.
Để có những mẫu phù điêu đẹp khiến không gian nội thất ngày càng ấn tượng, bắt mắt và nổi được cá tính của chủ nhân người thợ đều trải qua những công đoạn làm thủ công rất tỉ mỉ và khắt khe.
Bước 1: Làm đất
Người thợ đắp đất (bột xi măng) lên trên bảng gỗ hoặc trực tiếp lên tường sao cho lượng kích thước trát xi phải trùng khớp với kích thước của bức tranh. Tùy từng loại tranh phù điêu khác nhau mà người thi công có thể tăng hoặc giảm số lượng đinh cũng như độ dày của dây thép trên bảng gỗ. Bởi dây thép và đinh là những dụng cụ dùng để cố định phần xi măng không bị sụt, lún, lở trong quá trình tiến hành làm tranh.
Bước 2: Phác hình và tạo khối
Với bước phác hình – tạo khối lên bảng gỗ hoặc tường xi măng, bạn có thể thực hiện theo 2 cách:
Cách 1: Tiến hành vẽ phác hình mẫu phù điêu lên bảng đất xi măng đã được san phẳng rồi dựa vào đó lặn tạo khối từng chi tiết.
Cách 2: Đắp đất lên bảng (tường) san phẳng từ phần cao nhất của hình phù điêu. Sau đó, phác hình và tạo nét cho khối đất và loại bỏ những phần đất thừa để lộ ra những chi tiết cần thiết.
Bước 3: Hoàn thiện bức tranh phù điêu
Sau khi đã thực hiện trong những bước cơ bản, chúng ta tiến hành vào hoàn thiện chi tiết trên cơ sở khối đã tạo trước đó. Giai đoạn này là quan trọng nhất của quy trình làm tranh phù điêu xi măng, người thợ phải quan sát và ghi nhớ rõ bảng vẽ thiết kế và kích thước của từng chi tiết hình phù điêu. Đồng thời phải thật khéo léo và cẩn thận trong khâu cắt, tỉa, khắc các chi tiết.
Để hoàn thiện hoàn toàn bức tranh, bạn tiến hành đổ khuôn xi măng để tạo hình bức phù điêu. Cuối cùng bạn phun sơn và trang trí màu bức tranh để tạo ra sản phẩm hoàn hảo nhất.
Đắp phù điêu mặt tiền
Phù điêu mặt tiền từ lâu đã được rất nhiều người như các hộ gia đình, doanh nghiệp… Sử dụng vào việc trang trí không gian và nội thất trong nhà ở, công ty, quán cafe, trường học,..với các tác phẩm tranh nghệ thuật phù điêu mặt tiền nó làm các công trình kiến trúc trở nên rất sang trọng và hiện đại
Đến với sân vườn á Đông bạn có thể tham khảo hàng ngàn những mẫu tranh phù điêu do các kiến trúc sư nổi tiếng đã sáng tạo và thi công nó không chỉ mang giá trị tốt đẹp mà nó còn là sự sang trọng trong mỗi mẫu tranh phù điêu đắp tường. Mỗi một bức tranh thể hiện 1 sắc thái thanh lịch khác nhau cu ngf với đó chúng còn mang ý nghĩa phong thủy ngũ hành tương sinh rất lớn
Thợ đắp phù điêu
Đắp phù điêu là một hình thức sáng tạo được rất nhiều người sử dụng. Bởi với hình thức này sẽ đem lại một tác phẩm nghệ thuật thủ công độc đáo và hấp dẫn. Việt Nam ngày càng phát triển mọi nhu cầu của mọi người càng tăng cao. Vì thế mà việc đắp phù điêu được rất nhiều người, nhiều gia đình lựa chọn.
Chính vì nhu cầu cao nên trên thị trường Việt Nam không khó khăn gì có thể tìm kiếm được một đơn vị chuyên dịch vụ đắp phù điêu hoa văn. Tuy nhiên,để lựa chọn được đơn vị uy tín, chuyên nghiệp thì không hề đơn giản. Nếu bạn lựa chọn được đơn vị uy tín thì sẽ có được những bản phù điêu nghệ thuật độc đáo nhất có thể truyền tải được nhiều ý nghĩa riêng.
Cách trộn vữa đắp phù điêu
Đắp phù điêu bằng xi măng là một trong những cách tạo hình phù điêu nổi trên bề mặt mặt của khuôn. Sản phẩm được làm ra từ những bàn tay khéo léo của người nghệ nhân lành nghề, có óc sáng tạo. Để tạo ra được tác phẩm phù điêu đắp nổi hoàn hảo, trước hết bạn cần hiểu rõ về nguyên, nhiên liệu và cách tiến hành đắp phù điêu.
Chất liệu và dụng cụ đắp phù điêu xi măng:
Để tiến hành làm phù điêu, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những vật liệu và dụng cụ cần thiết sau đây:
- Xi măng: Đây là một nguyên vật liệu không thể thiếu trong làm phù điêu xi măng. Trong quá trình làm, xi măng sẽ được gắn lên tường, sau đó, người thợ sẽ tạo ra những hình thù theo yêu cầu trên nền xi măng đó.
- Bảng gỗ (nếu cần): Bạn có thể chọn bảng gỗ có kích thước lớn hơn hoặc bằng với kích thước của hình phù điêu. Tuy nhiên, chiếc bảng gỗ phải đảm bảo không bị cong vênh hay nứt nẻ khi đắp đất. Hoặc bạn có thể tiến hành trực tiếp trên tường.
- Giá đỡ: Giá đỡ có chức năng cố định phần bảng gỗ để quá trình làm phù điêu diễn ra thuận lợi hơn.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ như: dây thép loại sợi nhỏ, đinh và túi nilon.
Đắp phù điêu bằng xi măng
Phù điêu xi măng là một kỹ thuật điêu khắc hiện đại, những người thợ hoặc nghệ nhân sẽ đắp trực tiếp vật liệu xi măng lên trên mặt phẳng nền hoặc tạo hình khối cho các tác phẩm phù điêu mang tính tâm linh hay theo chủ đề khác.
Để tạo ra một tác phẩm điêu khắc phù điêu xi măng, đòi hỏi người nghệ nhân phải am tường tất cả những công đoạn để cho ra đời một tác phẩm đẹp.
Từ những bước cơ bản như uốn sắt làm khung định hình tác phẩm, đến trộn tỷ lệ hỗn hợp vữa (nước, ximăng, cát, sỏi) sao cho chuẩn…
Đến khâu cuối cùng là đắp vẽ, họ đều phải trải qua năm tháng trau dồi, tích lũy kinh nghiệm mới có thể cho ra một tác phẩm hoàn hảo được.Trên tất cả yếu tố thì yêu cầu bố cục cần phải nhịp nhàng về đường nét, đa dạng các hình khối, chia mảng chính, mảng phụ và mảng đặc, mảng trống rõ ràng để bức phù điêu có hình dạng hài hoà, cân đối.
Đắp phù điêu cột
Hoa văn đầu cột là một sản phẩm của điêu khắc được làm chủ yếu bằng các phương pháp đúc khuôn hay đắp nổi trực tiếp lên đầu cột những đường nét hoa văn trang trí, tạo nên những họa tiết cho các đầu cột.
Ý nghĩa về mặt trang trí: Cũng giống như phù điêu các hoa văn đầu cột được chủ nhân bỏ nhiều tâm huyết để trang trí cho các đầu cột các đường nét hoa văn với mục đích làm nổi bật vẽ đẹp của ngôi nhà, khiến công trình của bạn mang những nét riêng biệt và trở nên sang trọng đảng cấp hơn.
Mặc dù hoa văn đầu cột có rất nhiều mẫu mã với các chủ đề khác nhau từ các đường nét hoa văn đến các hình dáng loài vật hay con người … nhưng tất cả chúng đều sở hữu những đặc điểm chung, đều có một quy luật bất biến đó là phần chân của hoa văn luôn được tạo ra bằng một nét chỉ có độ dày ở mức vừa phải, bên trên là các chi tiết như hoa lá để trang trí với độ dày lớn hơn và cuối cùng là phần đầu có độ dày lớn nhất được tỏa ra để ôm trọn lấy trần nhà và thân cột tạo nên các hình khối rỏ nét hơn.
Dưới sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay các nhà thầu, hay các chủ đầu tư, kiến trúc sư hay những nghệ nhân có rất nhiều sự lựa chọn để trang trí đầu cột cho các công trình của mình từ mẫu mã, màu sắc các vật liệu làm nên các hoa văn đó. Nếu trước đây hoa văn đầu cột chủ yếu được làm từ Xi măng, thạch cao, đá .. thid ngày nay người ta có thể sử dụng GRC – một loại vật liệu xây dựng mới hiện đại giúp trang trí công trình đẹp hơn, bền hơn.
Phù điêu đắp nổi
Tranh phù điêu đắp nổi nói một cách nôm na là hình thức điêu khắc tranh trên mặt phẳng khiến nó nổi lên cao hơn so với mặt phẳng đó mà yếu tố cốt lõi của hình thức này là thi công trực tiếp bằng cách đắp lên đó chất liệu thông dụng nhất là phù điêu composite và Xi-măng.
Đặc điểm của tranh đắp nổi
Sử dụng chất liệu bền chắc là xi măng, dựa trên vị trí mà bạn yêu cầu muốn thực hiện nó để điêu khắc tạo hình những mẫu mã đã được chọn lựa từ trước.
Nên ứng dụng Tranh phù điêu đắp nổi ở vị trí nào
Hiện nay với rất nhiều những công trình được xây dựng với nhiều mục đích: nhà ở, giải trí, kinh doanh,…Việc tạo thẩm mỹ cho công trình là vô cùng quan trọng nếu bạn muốn quảng bá thương hiệu hay gây ấn tượng cao đối với khách hàng.Nếu là không gian rộng rãi thì bạn hoàn toàn có thể thay thế các mảng tường trống khô khan kia bằng một tấm Tranh phù điêu đắp nổi với phong cách nào tùy bạn. Nó có tác dụng cao khiến không gian không bị loãng và tạo điểm nhấn.
Phù điêu xi măng đúc sẵn
Phù điêu đúc sẵn nằm trong danh mục cấu kiện trang trí công trình xây dựng theo phong cách kiến trúc Tân – Cổ điển. Những nét trang trí hoa văn uyển chuyển làm nên sự khác biệt, là điểm nhấn quan trọng khi các nhà thiết kế thời kỳ phục hưng đã ấn định phù điêu như một phần không thể tách rời trong các bản vẽ Cổ Điển của họ.
Khu vực ngoại thất trong lối thiết kế Tân – Cổ điển luôn tồn tại hình thức thể hiện “Phù điêu”. Không có một quy ước nào cho cách sắp đặt, tuy nhiên, trong giới kiến trúc sư nói chung và nhà thi công mĩ thuật nói riêng. Có một vài bản mẫu lặp trong quá trình dài diễn ra.
Đối với kết cấu thông thường, phù điêu đúc sẵn sử dụng nguyên liệu xi măng + Sợi khoáng + Thép gia cố được phân bổ đều. Theo yêu cầu kỹ thuật vơ bản, mác xi măng tối thiểu đạt ≥ M200.
Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân có thể dễ dàng biến hóa. Thể hiện được tính sinh động, toác lên ý nghĩa của từng tác phẩm mà tranh vẽ thông thường không thể thể hiện được. Hi vọng rằng với tổng hợp mọi thông tin về “đắp phù điêu” được chia sẻ trên bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại hình này và có được sự lựa chọn đúng đắn nhất cho những công trình sắp tới của mình. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian quan tâm đến bài viết trên đây của chúng tôi!
[su_note note_color=”#fff666″]- Học Nghề Đắp Phù Điêu | Những Điều Cần Biết Về Đắp Phù Điêu
- Đắp Phù Điêu Mặt Tiền – Một Số Lưu Ý Khi Đắp Phù Điêu Mặt Tiền
- Đắp Hoa Văn Trần Nhà – Ngắm Những Kiểu Trang Trí Trần Nhà Đẹp
Là kiến trúc sư với hơn 8 năm kinh nghiệm trong thiết kế nội thất, thi công nội thất nhà phố, biệt thự, căn hộ,… Một kiến trúc sư với nền tảng kiến trúc chắc chắn; gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua các công trình. Theo dõi thông tin của tôi trên mạng xã hội
- Sofa Gỗ Nệm Sang Trọng Cho Phòng Khách Thêm Đẳng Cấp
- 99+ Mẫu Nhà Ống 2 Tầng Đẹp Hiện Đại Tối Ưu Công Năng Sử Dụng
- 99+ Mẫu Bàn Làm Việc Tại Nhà Thông Minh Giá Tốt Nhất Thị Trường
- Gợi ý 99+ mẫu vách ngăn bàn thờ hiện đại giá rẻ chuẩn phong thủy
- Cách Vẽ Tranh Phong Cảnh Lớp 7 Đơn Giản Nhất Cho Các Bạn Học Sinh