Bạn đã biết cách bố trí con kê bê tông đúng kỹ thuật chưa? Hãy tìm hiểu ngay những kiến thức dưới đây để có được những thông tin bổ ích cho công việc nhé!
Con kê bê tông chủ yếu được sản xuất với các kích thước dựa trên khuôn mẫu chuẩn. Kết hợp với máy trộn bê tông, bê tông sẽ được nén chặt và có cường độ cao hơn khi sản xuất thủ công. Do đó việc sai lệch về khoảng cách không thể xảy ra giúp công trình bền vững hơn. Vì vậy, những kỹ thuật bố trí con kê bê tông cần phải nắm chắc!
Hướng dẫn cách bố trí con kê bê tông đúng kỹ thuật
Sau đây là các bước bố trí con kê bê tông theo đúng kỹ thuật một cách chi tiết, giúp đảm bảo việc thi công đúng quy trình mang đến công trinh chất lượng tốt nhất!
Bố trí con kê bê tông theo số lượng
Với công trình dân dụng, bạn có thể tự kiểm tra được trông trình của mình có đảm bảo không bằng cách xác định tổng độ cao của khối bê tông sẽ được đổ, thép chỉ là 1 lớp hay 2 lớp.
Nếu 1 lớp thép thì phải đảm bảo lớp thép đó nằm chính giữa khối bê tông. Còn nếu 2 lớp thép thì chiều dày lớp bảo vệ phía dưới là phía trên tốt nhất là bằng nhau.
– Sàn/dầm: 4 – 5 con kê/m2
– Cột/đà: 5 – 6 con kê/m2
Chiều cao cục kê không được nhỏ hơn đường kính lớn nhất của thép sử dụng vị trí đó.
Chiều cao cục kê phổ biến trong công trình dân dụng: 15mm – 20mm – 25mm – 30mm.
Bố trí con kê bê tông đúng kỹ thuật chi tiết
Đối với bản, tường có chiều dày:
– Từ 100mm trở xuống: Cục kê dày 10mm.
– Trên 100mm: Cục kê dày 15mm.
Trong dầm và dầm sườn có chiều cao:
– Nhỏ hơn 250mm: Cục kê dày 15mm.
– Lớn hơn hoặc bằng 250mm: Cục kê dày 20mm.
Trong cột: Cục kê dày 20mm.
Trong dầm móng: Cục kê dày 30mm.
Trong móng
– Lắp ghép: Cục kê dày 30mm.
– Toàn khối khi có lớp bê tông lót: Cục kê dày 35mm.
– Toàn khối khi không có lớp bê tông lót: Cục kê dày 70mm.
>>> Xem thêm: Con kê bê tông là gì? 5 Lưu ý khi lựa chọn con kê bê tông
Khoảng cách bố trí con kê bê tông chuẩn
Khoảng cách con kê bê tông nên được bố trí không quá 1m, để cốt thép không di chuyển vị trí trong khi thi công và đổ bê tông.
Khi đổ bê tông do thợ di chuyển trên bề mặt kết cấu thép hoặc đẩy xe sẽ tạo nên lực nén nếu bố trí cục kê sàn quá mỏng sẽ làm biến dạng kết cấu thép ban đầu. Vì vậy nên rải cục kê tầm 0.8m đến 1.0m trở lại. Cứ như vậy trong 1m2 sàn mỗi lớp nên bố trí 4 đến 5 con kê bê tông.
Các loại con kê bê tông thông dụng nhất:
1. Con kê bê tông kê cột
Cột trụ hay trụ hay cột nhà là một trong kỹ thuật cấu trúc của một công trình xây dựng. Là một cấu trúc vững chắc theo chiều dọc và thường có hình trụ tròn hoặc hình vuông.
Đặc điểm con kê bê tông kê cột:
– Có lỗ buộc dây,
– Tải trọng phá hủy lớn hơn 280kg.
– Có các kích thước đúc sẵn từ 20mm đến 100mm.
2. Con kê bê tông kê dầm
Dầm là cấu kiện cơ bản, thanh chịu lực nằm ngang hoặc nằm nghiêng để đỡ các bản dầm, tường, mái phía trên.
Đặc điểm của con kê bê tông kê dầm:
– Có nhiều loại không dây và có lỗ buộc dây.
– Tải trọng phá hủy lớn hơn 350kg.
– Có các kích thước đúc sẵn từ 25mm đến 80mm.
3. Con kê bê tông kê vách
Hệ vách bao phủ bên ngoài của tòa nhà, trong đó các bức tường bên ngoài không có cấu trúc. Là môi trường duy trì và bảo vệ con người trong công trình đó.
Đặc điểm con kê bê tông kê vách
– Có lỗ buộc dây.
– Tải trọng phá hủy lớn hơn 280kg.
– Có các kích thước đúc sẵn từ 20mm đến 30mm.
4. Con kê bê tông kê sàn
Chiều dày sàn nhà ở thông thường từ 8-10cm. Bê tông sàn thường không có yêu cầu chống thấm, chống nóng cao như mái. Nhưng cũng phải tuân thủ việc bảo dưỡng tránh không bị nứt.
Đặc điểm con kê bê tông kê sàn:
– Có nhiều loại không dây/có lỗ buộc dây.
– Tải trọng phá hủy lớn hơn 350kg.
– Có các kích thước đúc sẵn từ 15mm đến 100mm.
5. Con kê bê tông kê móng
Móng là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng khối lượng. Cách bố trí con kê bê tông đúng kỹ thuật góp phần đảm bảo sự chắc chắn của công trình.
Đặc điểm con kê bê tông kê móng:
– Có nhiều loại không dây/có lỗ buộc dây.
– Tải trọng phá hủy lớn hơn 450kg.
– Có các kích thước đúc sẵn từ 50mm đến 100mm.
6. Con kê bê tông kê bồ trụ
Bồ trụ hay còn gọi là trụ đứng. Đây có nghĩa là việc xây thêm một phần tường lồi ra trước có vẻ ngoài trông khá giống với các cột áp sát vào tường. Làm như vậy sẽ giúp tăng thêm độ chắc chắn của bức tường công trình xây dựng.
Đặc điểm con kê bê tông kê bồ trụ:
– Có lỗ buộc dây.
– Tải trọng phá hủy lớn hơn 280kg.
– Có các kích thước đúc sẵn từ 20mm đến 30mm.
7. Con kê bê tông kê lanh tô
Lanh tô trong xây dựng là bộ phận dầm tường bằng gạch, thiết kế nằm trên khung cửa đi, cửa sổ hay ô trống, tạo nên lỗ cửa trên mặt tường và có tác dụng đỡ tường gạch phía trên nó. Vật liệu xây dựng cấu thành chủ yếu là bê tông cốt thép.
Đặc điểm con kê bê tông kê lanh tô:
– Có lỗ buộc dây.
– Tải trọng phá hủy lớn hơn 280kg.
– Có các kích thước đúc sẵn từ 20mm đến 30mm.
>>> Xem thêm: Con Kê Sàn Bê Tông Tại Nghệ An Mua Ở Đâu Giá Rẻ – Uy Tín?
Như vậy, chắc hẳn bạn đã có những kiến thức cần thiết về cách bố trí con kê bê tông đúng kỹ thuật . Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có sự lựa chọn tốt nhất. Chúc bạn hoàn thành công trình của mình một cách hoàn hảo nhất! Bạn có thể tham khảo và nhận tư vấn bào giá tại Nội Thất Nhà Nam Lee qua:
Liên hệ với Nội Thất Nhà Lee để được hỗ trợ:
- Website: https://noithatnhalee.com/
- Address: 10 Quang Trung, Phường 14, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Hotline: 0985.747.525
- Email: noithatnhalee@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/noithatnhalee
Là kiến trúc sư với hơn 8 năm kinh nghiệm trong thiết kế nội thất, thi công nội thất nhà phố, biệt thự, căn hộ,… Một kiến trúc sư với nền tảng kiến trúc chắc chắn; gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua các công trình. Theo dõi thông tin của tôi trên mạng xã hội